Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Tuổi Trẻ: Phẫn nộ giọt tinh chất thành cafe

TTO - Bao nhiêu lời phẫn nộ sau thông tin giọt tinh chất thành cafe. Nhiều người nói chuyện lừa dối trong kinh doanh làm trái tim yêu cafe của họ giống như có ai bóp chặt.

   Bán “tinh chất” cà phê cho khách hàng tại một tiệm tạp hóa ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Ảnh: Trung Tân
Bán “tinh chất” cà phê cho khách hàng tại một tiệm tạp hóa ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Ảnh: Trung Tân
Không lẽ chỉ trông chờ vào lương tâm của người bán? Người tiêu dùng có những kênh nào để thể hiện sự bất bình của mình khi ngày ngày phải trả tiền để uống hóa chất vào người?
Hết bột bắp đến “tinh chất”
“Không biết nào giờ mình có uống phải thứ cà phê “tinh chất” này không nữa? Nghe mà thấy bức xúc quá. Lương tâm của người bán ở đâu, trách nhiệm của đơn vị quản lý ở đâu mà để người dân gánh như vậy?”, anh Ngô Hoàng (Q.7, TP.HCM) bức xúc nói với TTO.
Đọc thông tin trên báo Tuổi Trẻ về cà phê “tinh chất”, cô Nguyệt Nhựt (Q.Tân Phú, TP.HCM) - một tín đồ của cà phê - rất bất ngờ bởi “nào giờ chỉ nghe là trộn bộn bắp, hương liệu vào cà phê, nay còn có cả cái “tinh chất” này thì sợ quá. Chắc không dám uống cà phê ở ngoài nữa”, cô Nhựt nói.
Bà M.D, chủ quán cà phê ở Q.Phú Nhuận cho rằng sở dĩ có hiện tượng này xảy ra vì hầu hết các quán cà phê lề đường chủ yếu bán cho tầng lớp người lao động, giá thành phải rẻ nên họ tìm mọi cách để lấy lời nhiều nhất.
Nói về vấn đề lương tâm người buôn bán, bà D. quan niệm rằng dù lợi nhuận ít nhưng giữ được khách thì mới có thể kinh doanh lâu dài.
“Người uống cà phê sành biết đâu là cà phê pha, mình bán cà phê giả mà họ phát hiện thì không bao giờ quay lại”, bà cho biết.
Nhiều người tỏ ra rất tức giận trước việc bán buôn gian dối cũng như sự quản lý lỏng lẻo của các đơn vị chức năng. Ông Vòng Chước Minh (Q. Tân Bình) bức xúc cho rằng người lao động là tầng lớp chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Ông Hai Thành (Q.Phú Nhuận) chỉ còn biết thở dài “người bán không có lương tâm thì sau này bị trời phạt thôi chứ biết sao”, ông Thành chia sẻ.
“Phải thật cảnh giác, uống cà phê mà phát hiện là giả thì không uống chỗ đó nữa và cảnh báo cho mọi người biết. Không có khách thì mấy quán cà phê như vậy không bán được nữa thôi”, ông Lê Hóa nói.
“Chính quyền phải nhanh giải quyết chứ việc này đã tồn tại từ rất lâu rồi. Người dân không thể chịu thiệt thòi mãi được” là ý kiến của ông Nguyễn Văn Vinh (TP.HCM).
Không thể chấp nhận
Là người kinh doanh cà phê, anh Ngô Phi Bay, giám đốc công ty cà phê Nam Long cho biết “không thể chấp nhận” việc sử dụng nguyên vật liệu trôi nổi, kém chất lượng để bán cho khách hàng và thu lợi nhuận.
Cách phân biệt
Cho rằng rất khó phân biệt nhưng anh Trần Văn Phú cũng chỉ ra những điểm khác nhau giữa cà phê hương liệu tổng hợp và cà phê sạch như sau:
Cà phê hương liệu tổng hợp: Màu đậm, nước đen, mùi nồng, thơm.
Cà phê nguyên chất, cà phê sạch: Nước không đen đậm (chỉ đậm hơn nước trà một chút), mùi không thơm dữ dội như cà phê làm bằng hương liệu tổng hợp.
“Những hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người uống. Đã trả tiền mua sản phẩm mà còn mang bệnh vào người”, anh Phi Bay nói.
Anh Trần Văn Phú, một người trồng cà phê ở Đắk Nông thấy “kinh khủng” vì “VN là nước xuất khẩu cà phê lớn như vậy mà dân mình lại đang uống những thứ “cà phê” được tạo ra bằng hương liệu, bằng “tinh chất” chứ không phải hương vị cà phê thật”, anh Phú nói.
Việc làm này, theo anh Phú là đầu độc khách hàng - những người trung thành với cà phê VN.
“Việt Nam là quốc gia xếp thứ hai về xuất khẩu cà phê ra thế giới, lượng cà phê giữ lại tiêu dùng nội địa chỉ khoảng hơn 10%. Người VN uống nhiều cà phê nhưng thật ra lại đang uống phụ gia thực phẩm, uống hóa chất hơn là uống cà phê thật sự”, anh Ngô Phi Bay nhận định.
Nông dân, người làm ăn chân chính chịu thiệt

   Các quy trình “phù phép” đậu nành, bắp rang thành cà phê tại cơ sở Thiên Tính - Ảnh: Chính Thành (trích từ video clip)
Các quy trình “phù phép” đậu nành, bắp rang thành cà phê tại cơ sở Thiên Tính - Ảnh: Chính Thành (trích từ video clip)
Ở góc độ khác, anh Phi Bay cho rằng những cơ sở sản xuất, vận chuyển và sử dụng những loại “tinh chất” này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến những người kinh doanh chân chính và tạo nên một thị trường cạnh tranh không lành mạnh khi mà “nguyên liệu đầu vào của họ quá rẻ, trong khi nguyên liệu thật thì lại không”.
Anh Phi Bay cho rằng nếu thị trường cạnh tranh thật sự lành mạnh thì thị trường tiêu thụ cà phê nội địa sẽ mở rộng hơn, từ đó lượng cà phê được giữ lại để tiêu dùng trong nước cũng tăng lên.
“Người ông dân bán cà phê được giá hơn, các quán cà phê bán ra loại cà phê chất lượng và khách hàng được uống cà phê thật sự. Khi thị trường cạnh tranh thật sự lành mạnh thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn thức uống mình sẽ đưa vào miệng là gì”, anh Ngô Phi Bay khẳng định.
Đồng tình, anh Trần Văn Phú đánh giá những người nông dân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ cách làm cà phê “bẩn” này khi mà trồng cà phê sạch lại không thể bán được hoặc bán được với giá không cao.
“Một ví dụ đơn giản, có những người quen uống cà phê có tẩm hương liệu, hóa chất hay cà phê “bẩn” rồi nên khi uống cà phê sạch, cà phê thật, họ lại thấy không quen vì sao màu nhạt thế, sao không thơm nồng nàn… Bằng cách này hay cách khác, người nông dân trồng cà phê cũng sẽ chịu thiệt thòi”, anh Phú băn khoăn.
Khó cho người tiêu dùng
Trao đổi với TTO, ông Đỗ Ngọc Chính, Ủy viên BCH Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN nhận định những hóa chất không nằm trong danh mục cho phép, nếu sử dụng để tạo thức uống sẽ có những tác động đến sức khỏe con người, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe giống nòi.
Người tiêu dùng rất khó để tự mình phát hiện cà phê mình uống có phải là cà phê thật hay cà phê “tinh chất”.
“Trên thực tế, rất khó cho người tiêu dùng khi mang một ly cà phê pha đi kiểm nghiệm. Nhưng nếu nhận được nhiều phản ánh từ người dân thì cơ quan chức năng ở khu vực đó phải vào cuộc, phải trả lời những thắc mắc của người tiêu dùng trong các vấn đề như thế”, ông Chính nói.
Bên cạnh đó, theo ông Chính, người tiêu dùng nên tỉnh táo và cân nhắc trước khi quyết định sử dụng sản phẩm. Nếu thấy nghi ngờ thì có quyền hỏi người bán xem đây là chất gì, mua ở đâu… Người bán phải có trách nhiệm giải trình rõ cho khách hàng của mình.
“Khi nghi ngờ những thức ăn, thức uống có hại có mình, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lên tiếng với cơ quan chức năng để cơ quan chức năng có hướng giải quyết thỏa đáng”, ông Chính nói thêm.
Người sử dụng hóa chất để pha chế cà phê: Phạt từ 20 đến 100 triệu đồng
Người có hành vi bán ra thị trường thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm chứa đựng thực phẩm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm, tùy thuộc vào giá trị lô hàng, xử phạt từ 500 ngàn đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với hành vi bán ra thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại.
Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 3 tháng đến 6 tháng.
Đối với người sử dụng hóa chất để pha chế cà phê kinh doanh:
+ Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động chế biến thực phẩm từ 4 tháng đến 6 tháng.
+ Phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để chế biến thực phẩm. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động chế biến thực phẩm từ 6 tháng đến 12 tháng.
Điều 244 BLHS cũng nêu rõ người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm  năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến  mười năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công  việc nhất định từ một  năm đến năm năm.
Theo quy định tại khoản 3, Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động kinh doanh thực phẩm là hành vi bị cấm. Vì vậy hành vi mua bán những hóa chất này, dù xảy ra ở nơi nào cũng không hợp pháp.
LS Hà Hải

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Cà phê Moka là cà phê gì?

Moka khởi nguyên là tên của một thành phố cảng Mocha ở Yemen. Quay trở lại thời xa xưa, người ta tin rằng trong chuyến đi đầy sóng gió của Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) từ Châu Âu đến với thế giới Ả Rập, đoàn tùy tùng của ông đã buộc phải lên bờ để tiếp thêm lương thực và nước uống tại Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay), bởi thuyền của ông đã không được cung cấp đủ chỗ chứa nhiều nhu yếu phẩm trên tàu.
Trên thị trường nơi đây Polo nhận thấy một người Yemen mang cà phê từ Mocha đến bán, ông đã mua một số và trở về Châu Âu với cùng nhiều thứ hàng hóa khác. Tuy nhiên hạt cà phê Mocha vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở Châu Âu vào thời ấy mà phải đợi cho đến thế kỷ 17.
Vị trí cảng Mocha bên bờ Biển Đỏ
Vị trí cảng Mocha bên bờ Biển Đỏ
Trong khoảng năm 1595 một Giáo sỹ Dòng Tên là Pedro Páez, được cho là người đầu tiên nếm thử cái vị cà phê Mocha nổi tiếng ấy, thuật ngữ “Cà phê Mocha” liên kết với cái tên Socola và biến thành hỗn hợp Coffee-Chocolate thì đúng là một kết quả của sự ảnh hưởng từ Châu Âu, chứ người dân Mocha không trồng mà cũng chẳng nhập Socola. Nhờ vị trí đặc biệt như nằm ngay trong cái miệng của Biển Đỏ, mà thành phố cảng Mocha thời ấy nhộn nhịp bởi sự giao lưu hàng hóa, nơi ăn ở nghỉ của các đội tàu giữa các nước trong vùng Ấn độ dương – châu Á nối với Lục địa Đen.
Chúng ta đã biết giống cà phê nói chung đã theo chân của đoàn quân viễn chinh Pháp khi vào Việt nam, vào thế kỷ 19, những nhà Nông học Pháp thời đó thật là tinh tế và nhạy bén khi họ chọn trồng giống cà phê Mocha trên những đồi núi chập chùng của Cao nguyên Lâm viên, trong cùng một độ vĩ là 12 và độ cao cũng trong tầm 1500-1600m trên mặt biển như  chính trên quê hương của hạt Mocha.
Trong suốt vĩ tuyến ngang tầm với Mocha, Yemen và Đà Lạt, Việt nam, không có một nước nào có địa hình với độ cao trong khoảng 1500-1600m để có thể trồng được cà phê Mocha.
Trong suốt vĩ tuyến ngang tầm với Mocha, Yemen và Đà Lạt, Việt nam, không có một nước nào có địa hình với độ cao trong khoảng 1500-1600m để có thể trồng được cà phê Moka.
Chúng ta thường gặp rất nhiều nơi quảng cáo bán cà phê Moka, nhưng điều trớ trêu là hỏi ngay cả người bán hạt cà phê Moka hình thù chính xác của nó ra làm sao, thì mỗi người sẽ chỉ cho chúng ta mỗi cách nhận diện khác nhau, còn người uống thì phần lớn chỉ biết cà phê Moka thơm ngon qua lời kể của những hoài niệm xưa và nghe nói nổi tiếng hơn các loại khác, chứ thực sự Moka thơm ngon ra làm sao thì có Trời mới tả cho chính xác.
Chưa nói đến hạt cà phê Moka mỗi vùng trên thế giới có thể to nhỏ, tròn méo, nhiều ít khác nhau, chỉ nói riêng tại Việt nam thôi, thì loại cà phê này hiện còn rất ít tại Đà Lạt, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là vì năng suất của cây Moka rất thấp, sức chống chọi với sâu bệnh kém, cành lá thì xác xơ so với loại Catimor cũng được cho là một chủng thuộc Arabica, nhưng to khỏe cho trái nhiều. Vì thế mà người ta loại bỏ dần loại cây Moka bởi khi mà không ai trả tiền thêm cho sự tinh túy thì dĩ nhiên phải “quý hồ đa, bất quý hồ tinh” vậy.
Hạt cà phê Mocha được trồng ở Cầu đất - Đà Lạt
Hạt cà phê Moka được trồng ở Cầu đất – Đà Lạt, thoạt nhìn rất giống với hạt Robusta về màu sắc, nhưng tròn hơn nhiều
Nhiều du khách khi đến Đà Lạt cũng quyết tìm mua loại cà phê nổi tiếng này, nhiều người bán luôn quả quyết loại của mình đang bán đây mới chính là Moka, cũng vì sự khẳng định loạn xạ này mà oan uổng cho hạt cà phê nổi tiếng, nay đã bị tai tiếng bởi cách nói khởi nguồn từ MOCHA được chúng ta phát âm thành MOKA và rồi nay nói lái mỉa mai thành MACÔ.
Một số người trồng tại Đà Lạt ngày nay đã có ý thức hơn về sự bảo tồn giống cổ, họ vẫn giữ gìn và để xen cho cây Moka phát triển cùng với giống Catimor, tuy không phải tất cả đều được trả công xứng đáng cho một loài cây có năng suất thấp và dễ bị sâu bệnh này.
Hạt cà phê Mocha tại bản xứ Yemen, cũng tròn như con cháu của nó tại Cầu đất - Đà lạt
Hạt cà phê Mocha tại bản xứ Yemen, cũng tròn như con cháu của nó tại Cầu đất – Đà lạt
Với độ cao bình quân trong khoảng 1500-1600m trên mặt biển, lại nằm trong dãy vĩ độ thích hợp nhất là những điều kiện tối cần và là nơi cư ngụ lý tưởng để những cây Moka phát triển, cho ra những hạt có chất lượng thơm ngon không thua kém bất kỳ một loại cà phê có chất lượng cao nào trên thế giới.
Vào khoảng đầu năm 2000, một Công ty Nhật đã lập một dự án đầu tư cho người Nông dân để thuyết phục họ giữ lại giống cây này để cho Công ty sẽ bao tiêu độc quyền tất cả, tuy nhiên sau đó vì nhiều vấn đề mà dự án này đã không thực hiện được, xem ra cũng không dễ gì để gìn giữ của hiếm mà lịch sử và thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Hình thù cà phê Mocha so với các loại khác
Mocha Yemen so với các loại khác – Tuy có xấu xí ngoại hình, nhưng rất “đẹp” ở  nội dung